Quy trình xây dựng thương hiệu cho SME như thế nào để đạt chuẩn quốc tế? Các bước cần làm là gì? luôn là vấn đề rất nhiều người hiện nay băn khoăn. Bởi việc xây dựng brand rất quan trọng. Xây dựng được 1 thương hiệu tốt chính là doanh nghiệp đã gây dựng được 1 hình ảnh đẹp. Nó giống như một người gây dựng danh tiếng của mình vậy. Vì thế, sau đây các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình xây dựng brand này.
Xây dựng brand cho các SME như thế nào?
Bài viết có gì?
I. Nghiên cứu brand
Việc làm đầu tiên trong quy trình xây dựng thương hiệu cho SME là phải nghiên cứu brand. Và để nghiên cứu thương hiệu tốt, bạn cần nghiên cứu 4 yếu tố chính. Đó là:
1. Company (công ty)
Muốn xây dựng hình ảnh của công ty mình, trước hết, bạn phải hiểu về nó. Bạn cần phải đánh giá tổng quan về doanh nghiệp của mình có những điểm mạnh gì, yếu điểm gì. Chưa dừng lại ở đó, công việc tiếp theo cần thực hiện là đánh giá doanh nghiệp của mình. Bạn phải nghiên cứu xem với thực lực hiện tại, doanh nghiệp:
Cần phải đánh giá công ty chi tiết trong quy trình xây dựng thương hiệu cho SME
- Doanh nghiệp có thể thực hiện được kế hoạch đề ra không?
- Khả năng thực hiện được kế hoạch cụ thể là bao nhiêu phần trăm?
- Doanh nghiệp còn đang vướng mắc về điều gì?
- Cơ hội cho doanh nghiệp như thế nào? Có thể tận dụng nó ra sao?
- Thách thức với công ty là gì? Làm sao hạn chế được những yếu tố này?
- …
2. Competitor (Đối thủ)
Câu nói “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” quả thực rất đúng trong kinh doanh. Bạn không chỉ “biết mình” mà còn phải biết đối thủ như thế nào? Nắm được tình hình cụ thể của đối thủ sẽ giúp các SME đưa ra được chiến lược phù hợp để cạnh tranh.
3. Category (Sản phẩm/ ngành hàng)
Trong bước đầu tiên của quy trình xây dựng thương hiệu cho SME, đừng bỏ qua việc nghiên cứu sản phẩm của doanh nghiệp. Nhiều người sẽ tiến hành nghiên cứu “lồng ghép” khi nghiên cứu doanh nghiệp. Việc làm này tưởng chừng như tiết kiệm thời gian nhưng không. Nó sẽ không thể thực hiện được một cách chi tiết và đầy đủ.
Vì vậy mà bạn cần phải “bóc tách” sản phẩm và công ty để nghiên cứu chi tiết. Hãy nghiên cứu những sản phẩm của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, đừng nhìn hạn hẹp như vậy. Bạn cần phải nhìn xa hơn về quá khứ và hướng tầm mắt đến tương lai. Hãy vận dụng khả năng của mình để đánh giá sự tăng trưởng của nó cùng các yếu tố xung quanh.
4. Customer (khách hàng)
Đây là đối tượng mà mọi công ty, doanh nghiệp đều hướng đến. Trong đó, hãy xác định những khách hàng tiềm năng và tâm lý của họ ra sao. Để làm được điều này, bạn cần nghiên cứu hành vi mua sắm của họ. Từ đó, hướng đến những điều phù hợp với khách hàng để thu hút họ. Việc làm này sẽ giúp cho khách hàng sẽ tự tìm đến sản phẩm, dịch vụ của công ty.
II. Xây dựng nền móng thương hiệu – bước quan trọng trong quy trình xây dựng thương hiệu cho SME
Muốn brand được xây dựng vững chắc, bạn cần tạo một nền móng tốt. Một nền móng tốt sẽ giúp các công ty định hướng được mục đích phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó nó sẽ tạo nên được sự đồng bộ trong quá trình lãnh đạo. Bởi nền móng của thương hiệu chính là những mong muốn quyết tâm và khát vọng của ban lãnh đạo đã đặt ra, đã cố gắng gây dựng.
Vậy khi xây dựng nền móng của thương hiệu, người ta sẽ quan tâm đến những vấn đề nào? Đó là:
- Cách nhận biết brand với những yếu tố đặc trưng về logo, màu sắc, đặc điểm cốt lõi,…
- Những lợi ích của thương hiệu về mặt chức năng, cảm tính, cảm xúc,…
- Niềm tin của thương hiệu được gây dựng như thế nào với khách hàng?
- Đặc tính riêng của brand ra sao?
- Đặc trưng làm nên sự khác biệt của thương hiệu. Cụ thể là slogan riêng.
Xây dựng nền móng như thế nào cho vững chắc?
Để thực hiện được những vấn đề này, các doanh nghiệp phải định vị được thương hiệu và gây dựng kiến trúc riêng cho nó.
1. Định vị brand
Định vị thương hiệu là việc làm rất quan trọng trong quy trình xây dựng thương hiệu cho SME. Bởi chỉ khi bạn định vị được điều gì đó trong lòng khách hàng, họ mới quan tâm đến bạn. Từ sự quan tâm đó, họ mới tìm hiểu và lựa chọn dịch vụ của bạn. Và những việc cần thực hiện để định vị thương hiệu này là:
- Xác định môi trường cạnh tranh như thế nào?
- Tìm hiểu đối thủ của mình?
- Gây dựng nên một hình ảnh ấn tượng riêng để tạo sự độc nhất vô nhị.
- Tìm hiểu khách hàng với những nhu cầu, mong muốn của họ.
- Tìm cách đưa các thông tin về doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng một cách tự nhiên nhất.
2. Kiến trúc thương hiệu
Sau khi đã định vị thương hiệu, xây dựng kiến trúc cho brand là việc làm tiếp theo. Đây là việc làm quan trọng và nó chính là bản kế hoạch phát triển brand của riêng công ty bạn. Thông thường, người ta sẽ tiến hành xây dựng bản kế hoạch này trong thời hạn từ 3 năm trở lên. Tuy nhiên, “kiến trúc” cho từng năm cần được xây dựng cụ thể và chi tiết. Bạn có thể áp dụng 1 trong 5 loại kiến trúc sau:
- Branded House
- Sub – brandsEndorsed Brands
- House of Brand
- Hybrid
III. Xây dựng hệ thống nhận diện brand
Bước thứ 3 trong quy trình xây dựng thương hiệu cho SME là bước rất quan trọng. Nó quyết định trực tiếp đến thương hiệu của bạn như thế nào. Hình ảnh về doanh nghiệp có được xây dựng thành công hay không? Khách hàng có thể biết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn không,… Và những yếu tố cần quan tâm cụ thể là:
1. Yếu tố nhận diện brand cốt lõi
Khi thiết kế bộ nhận diện brand bất kỳ, yếu tố nhận diện cốt lõi là yếu tố không thể bỏ qua. Trong đó, khi thiết kế, các chuyên gia tiến hành thiết kế tên thương hiệu cho doanh nghiệp. Kèm theo đó là logo & biểu tượng của doanh nghiệp. Tiếp theo là logo Guidelines và slogan hoặc tagline đặc trưng của công ty. Bên cạnh đó, những yếu tố không thể bỏ qua tiếp theo là font chữ, màu sắc, tỷ lệ ô lưới. Đặc biệt, những thông tin về ý nghĩa thương hiệu, ý nghĩa logo cũng sẽ được các designer xây dựng khi thiết kế.
2. Nhận diện văn phòng cơ bản
Những yếu tố nhận diện văn phòng cơ bản gồm có:
- Danh thiếp
- Hóa đơn
- Thẻ nhân viên
- Đồng phục cho nhân viên công ty
- Giấy tiêu đề
- Phong bì
- Giấy giới thiệu
- Bìa hồ sơ
- Bìa trình ký
- Tài liệu thuyết trình
3. Yếu tố nhận diện brand trên bao bì, nhãn mác
Một bộ nhận diện brand đầy đủ sẽ có những gì?
Trong quy trình xây dựng thương hiệu cho SME, chắc chắn bạn không thể bỏ qua yếu tố nhận diện brand trên bao bì sản phẩm. Đó là dấu hiệu nhận biết thương hiệu in ấn trực tiếp trên sản phẩm, kiểu dáng sản phẩm. Ngoài ra là những thiết kế về tem mác, bao bì đóng gói sản phẩm.
4. Nhận diện thương hiệu điểm bán
Những yếu tố về nhận diện điểm bán cũng rất quan trọng trong hệ thống bộ nhận diện thương hiệu. Cụ thể là những thiết kế về biển hiệu của công ty, cửa hàng hay, các phòng ban, quầy lễ tân, phòng họp,… Ngoài ra còn là những vấn đề liên quan đến:
- Backdrop quầy lễ tân
- Concept trang trí nơi làm việc
- Poster
- Banner
- Mockup
- Standee
- Thiết kế văn phòng, showroom
5. Yếu tố nhận diện brand marketing
Xây dựng yếu tố nhận diện truyền thông cũng là bước quan trọng trong quy trình xây dựng thương hiệu cho SME. Trong đó, các designer sẽ thiết kế:
- Hồ sơ năng lực cho công ty
- Brochure cho sản phẩm
- Catalogue
- Tờ rơi, tờ gấp
- Poster quảng cáo
- Quảng cáo giấy.
- Profile
- Flyer
- Sales kit
6. Nhận diện thương hiệu internet
Bên cạnh đó những yếu tố nhận diện internet cũng rất được quan tâm trong thời đại công nghệ 4.0. Những yếu tố nhận diện thương hiệu internet bao gồm:
- Website
- Email marketing
- Microsite
- Newsletter
- Banner
- Landing pages
- Video quảng cáo
- Film giới thiệu
7. Bộ nhận diện brand môi trường
Yếu tố này cũng được nhiều doanh nghiệp quan tâm khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Trong đó, ngoài việc thiết kế các biển hiệu, các chuyên gia thiết kế sẽ tiến hành thiết kế brand cho phương tiện thi công, phương tiện vận tải,…
8. Yếu tố nhận diện brand ở sản phẩm quà tặng
Ngay cả trong vấn đề quà tặng, nhiều doanh nghiệp cũng chú ý đến vấn đề nhận diện thương hiệu. Chính vì thế, ngay trong khâu thiết kế quà tặng, các doanh nghiệp cũng nên chú trọng thiết kế brand cho một số sản phẩm quà tặng. Cụ thể như sổ, bút, áo mưa, mũ, ô,…
IV. Giới thiệu thương hiệu mới – việc làm quan trọng trong quy trình xây dựng thương hiệu cho SME
Giới thiệu thương hiệu chính là việc bạn “show” thương hiệu của mình ra thị trường. Trong đó, 2 việc làm quan trọng trong bước này là launching và Internal training.
1. Launching
Launching sẽ bao gồm tất cả những công việc để ra mắt thương hiệu mới. Trong đó, doanh nghiệp có thể dùng cách này hay cách khác để quảng bá, giới thiệu thương hiệu của mình. Bạn có thể tổ chức các event công bố brand, sản phẩm. Hoặc bạn có thể mở hội thảo, các cuộc họp báo. Hay doanh nghiệp có thể chạy các promotion trên kênh digital, facebook ads, chạy chiến dịch social đều được. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn chọn cách book bài PR báo chí.
Giới thiệu thương hiệu cần thực hiện những gì?
2. Internal training
Launching thực chất là việc giới thiệu brand ở mặt nổi. Còn phần “chìm” mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua trong quy trình xây dựng thương hiệu cho SME là internal training. Đây là việc đào tạo nhân viên nội bộ. Việc làm này nhằm mục đích “đồng bộ hóa” hệ thống những người làm việc cho doanh nghiệp của bạn. Trong đó, bạn cần thiết lập email thông báo nội bộ cũng như có sự phân công nhân sự cụ thể. Ngoài ra, đừng quên tổ chức các event để đào tạo, trao đổi trực tiếp với các nhân viên.
V. Truyền thông thương hiệu
Bước cuối cùng mà các doanh nghiệp cần thực hiện để xây dựng brand là thực hiện truyền thông. Bạn sẽ nhờ vào sự phát triển ngày càng hiện đại của yếu tố này để quảng bá brand. Khi tận dụng nó hiệu quả, khách hàng sẽ tiếp cận và sử dụng sản phẩm của bạn một cách hiệu quả. Truyền thông thương hiệu còn là cầu nối “trao đổi ngầm” giữa khách hàng và công ty.
Các chiến dịch truyền thông mạnh sẽ giúp cho doanh nghiệp, công ty phát triển mạnh thương hiệu. Tuy nhiên, bạn phải có kế hoạch truyền thông cụ thể và chi tiết. Bởi nếu truyền thông “bừa bãi” sẽ rất tốn chi phí vận hàng.
Trên đây là quy trình xây dựng thương hiệu cho SME cụ thể. Hy vọng với những chia sẻ này các doanh nghiệp sẽ xây dựng được brand hiệu quả.
Để áp dụng các chiến lược digital marketing vào xây dựng thương hiệu, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 0985 881 894.
Mình mới mở dịch vụ Spa tại nhà và đang muốn triển khai phát triển thương hiệu, cho hỏi với dịch vụ mình đang cung cấp thì quảng bá qua kênh FB hay Google sẽ đạt được hiệu quả hơn?
Chào bạn, tuỳ ngân sách của bạn mà từ đó đưa ra cân nhắc về chọn kênh, bạn nhé. Tối ưu nhất là triển khai đa kênh (omni-channel). Còn nếu bạn muốn tiếp cận trực tiếp luôn những người tìm đến bạn, cùng với mức ngân sách đầu tư vừa phải, thì Google hiện đang là kênh phát huy tốt cho bạn. Với Spa, bạn nên bắt đầu với:
– 1 Fanpage chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin
– Website chuyên nghiệp, rõ ràng về dịch vụ và báo giá
– Google Business để tiếp cận khách hàng gần cơ sở của bạn
– Quảng cáo Google theo phễu marketing, kết hợp quảng cáo bám đuổi để khai thác tối đa nguồn khách cho bạn.
Chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ với hotline bên mình để được trao đổi với chị phụ trách mảng Spa bên mình nhé. Thân mến,
Mình đang kinh doanh đồ nội thất muốn truyền thông xây dựng tên thương hiệu thì cần lập kế hoạch marketing thế nào cho hiệu quả?
Chào anh, để có một kế hoạch Marketing hiệu quả anh cần 5 bước:
Bước 01: Xác định mục tiêu kế hoạch.
Bước 02: Nghiên cứu thị trường.
Bước 03: Xây dựng ý tưởng và thông điệp truyền thông.
Bước 04: Lựa chọn kênh truyền thông và xác định ngân sách
Bước 05: Hoàn thiện bản kế hoạch truyền thông marketing
Nếu có thắc mắc hoặc muốn sử dụng dịch vụ Marketing hiệu quả anh có thể liên hệ hotline 0985.881.894 để được hỗ trợ tốt nhất ạ.
Mình đang trong quá trình launching thương hiệu mới dành cho dòng sản phẩm kính mắt. Không biết mình nên sử dụng các công cụ digital marketing như thế nào ạ?
Chào chị, các khách hàng sử dụng sản phẩm kính mắt thường có quá trình trước khi mua lâu và cân nhắn kỹ lưỡng hơn.
Trong quá trình launchinh thương hiệu mới, đa phần các chiến dịch sẽ còn thiếu ổn định và cần thời gian để đo lường, hiệu chỉnh. Tùy thuộc và phân khúc khách hàng, giá cả, cạnh tranh ngành, … sẽ có kế hoạch kết hợp các công cụ marketing khác nhau.
Bên cạnh đó, để rút ngắn quá trình launching, chị có thể tham khảo và hợp tác cùng các công ty quảng cáo.
Để được tư vấn chi tiết hơn, chị vui lòng gọi đến số hotline 0985.881.894 ạ.