Một trong những loại hình ads hỗ trợ đắc lực cho người dùng chính là quảng cáo GDN. GDN viết tắt của Google Display Network. Các chiến dịch marketing, lan tỏa thương hiệu trở nên hiệu quả và có sức ảnh hưởng hơn. Cùng LeadUp.vn tìm hiểu về loại hình quảng cáo phổ biến thứ 2 trên Google này.
Bài viết có gì?
Quảng cáo GDN là gì?
GDN được hiểu đơn giản là một mạng lưới các đối tác quảng cáo của Google. GDN bao gồm hệ thống trang web lớn, có lượng truy cập và tương tác thường xuyên của Google. Qua đó, người dùng có thể tận dụng mạng lưới này để tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các banner quảng cáo.
Khác với loại hình Google Ads dựa trên từ khóa tìm kiếm. GDN thực hiện thao tác chèn ads đang chạy vào các nền tảng website. Như vậy, khách hàng tiềm năng sẽ nhìn thấy được khi đọc báo, tin tức, hay giải trí.
Thông qua đó, nhu cầu tiềm ẩn của người dùng sẽ được khơi gợi lên, trở thành nhu cầu và thực hiện chuyển đổi. Thay vì chủ động tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ nào đó. GDN tiếp cận bằng hình ảnh trực quan, sinh động và lôi cuốn dưới dạng hình ảnh.
GDN sẽ dễ gây chú ý hơn và khiến người xem “muốn nhấp chuột vào”. Vì thế, tỉ lệ click (CTR) cũng cao hơn.
Ưu & nhược điểm của quảng cáo GDN
Tương tự như các loại hình chạy Google Ads khác. GDN cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn để vận hành chiến dịch hiệu quả hơn.
Ưu điểm
- Tiếp cận khách hàng tiềm năng rộng hơn
Với hơn hai triệu web đối tác. Trong đó có nhiều website có hàng triệu lượt truy cập mỗi tháng. Đồng nghĩa, bạn có thể tiếp cận cả triệu người dùng nhờ GDN. Cơ hội ads khởi chạy sẽ dễ dàng xuất hiện, tiếp cận người tiêu dùng hơn.
Hơn hết, dù thời điểm đó khách hàng đang không tìm kiếm thông tin sản phẩm. GDN vẫn khơi gợi nhu cầu từ “chưa muốn” thành “mong muốn”, tự tạo nên khoảnh khắc “đúng người đúng thời điểm” và thôi thúc người dùng hành động nhấp chuột.
- Giảm chi phí trên CPC, chi phí cần trả cho mỗi lượt click
Khi nói đến quảng cáo PPC Google. Nhiều người chạy ads cho răng, chi phí của quảng cáo GDN rẻ hơn quảng cáo tìm kiếm. Thêm vào đó, hình ảnh thường trực quan hơn văn bản. Bởi thế, GDN là lựa chọn hoàn hảo cho doanh nghiệp nếu muốn đưa hình ảnh sản phẩm/dịch vụ của mình đến khách hàng.
Hơn nữa, với những đơn vị có ngân sách hạn chế, bạn cũng có thể suy nghĩ tới CPM, cost per mile. CPM cho phép chỉ cần trả cho mỗi lần 1000 hiển thị, thay cho mỗi cú nhấp.. Nhìn chung, CPM vừa hiệu quả hơn, vừa đem lại lợi thế cho người chạy quảng cáo.
- Hình ảnh trực quan
90% thông tin được não bộ con người xử lý là hình ảnh. Bởi vậy, hãy tận dụng điều này để dễ dàng khiến người tiêu dùng lưu tâm hơn về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bạn có thể sử dụng video để tăng hiệu quả quảng cáo. Theo một báo cáo cho thấy, chạy ads hình ảnh có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn so với dạng text đơn thuần.
- Kết hợp với Remarketing để bám đuổi khách hàng
Ưu điểm mạnh nhất, cũng là yếu tố khiến nhiều người yêu thích loại hình này là khả năng “đeo bám” khách hàng cực tốt.
Việc thường xuyên xuất hiện trước mắt khách hàng tiềm năng. Vô tình khiến não bộ họ ghi nhớ phần hình ảnh này. Đến khi có nhu cầu thật sự, “tự nhiên” trong đầu sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của bạn.
Để thực hiện được điều này, GDN kết hợp với Remarketing (quảng cáo tiếp thị lại) sẽ thu thập cookies người dùng và đeo bám họ cho đến khi họ mua hàng của bạn.
Nhược điểm
- Quảng cáo hiển thị ngẫu nhiên, bạn cần chuẩn bị bộ banner đa dạng kích thước để chạy
Một sự thật khi dùng quảng cáo GDN là bạn không biết được chính xác ads đó sẽ đi đâu về đâu, và có thể xuất hiện trên một số web xấu. Việc xuất hiện có phần “vô tội vạ” này đôi khi khiến thương hiệu trở nên xấu đi trong mắt khách hàng.
Để khắc phục điều này, bạn cần thực hiện thủ công trong mục cài đặt. Đồng nghĩa với việc, bạn phải kiểm tra 2 triệu đối tác của Google và lọc website thường xuyên.. Điều này quả thật tốn không ít thời gian, công sức.
- Cần liên tục lọc website mỗi ngày để tránh leads rác
Giữa hàng triệu website khác nhau, trên nhiều lĩnh vực đa dạng, chắc chắn bạn sẽ thấy không ít lần ads của mình khởi chạy ở các trang không liên quan lắm tới sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp.
Cho dù Google luôn luôn thực hiện ngày một tốt hơn phần nội dung web để đặt ads sao cho phù hợp nhất. Nhưng không phải lúc nào cũng đem lại kết quả chuẩn xác như mong đợi. Để khắc phục, chắc chắn không còn cách nào tối ưu hơn ngoài việc tự lọc website. Nhiều người còn đặt banner trực tiếp trên web họ nhắm đến. Phương pháp này có phần hiệu quả hơn nhiều, nhưng chi phí cao hơn là điều hiển nhiên.
Chi phí chạy quảng cáo GDN được tính ra sao?
Trong phần chọn giá thầu, người chạy ads sẽ có 3 lựa chọn khác nhau. Đó là chuyển đổi, có thể xem và giá trị chuyển đổi. Đây là bước chọn giá thầu quyết định đến chi phí chạy ads của bạn.
Với những người mới bắt đầu và chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn nên thử sức với Chuyển đổi trước. Bạn cần xác định rõ ngân sách chi trả cho quảng cáo là bao nhiêu, hoặc ước lượng con số truy cập vào các landing page, cũng như tỷ lệ chuyển đổi như thế nào. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng có được con số cụ thể về số tiền cần chi cho mỗi lần nhấp vào quảng cáo GDN.
Với cách phân phối chuẩn, Google sẽ rải đồng đều ngân sách vào các cung giờ trong ngày. Còn mục Phân phối tăng tốc sẽ cho phép phủ sóng rộng nhất, và xuất hiện thường xuyên hơn trong cung giờ nhất định, giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng nhất.
Làm thế nào tối ưu quảng cáo hiển thị hiệu quả?
Không phải người chạy ads nào cũng có chạy quảng cáo GDN hiệu quả. Bởi vậy, bạn cần lưu ý một số cách dưới đây.
Nhắm tới website có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn
Mỗi web có một lượng độc giả với nội dung, lĩnh vực khác nhau. Bởi vậy, không phải web nào cũng phù hợp để quảng cáo. Ví dụ, bạn đang bán khóa học Tiếng Anh online cho trẻ em. Nhưng quảng cáo có thể hiển thị trên cả những web cờ bạc.
Vì thế bạn cần sàng lọc website thường xuyên. Sàng lọc website giúp bạn “bắn trúng đích”, và không để mất tiền lãng phí. Bạn sẽ có một list các trang về mảng kinh doanh bạn đang hoạt động, hoặc có liên quan mật thiết thông qua gợi ý từ Google.
Bạn chỉ cần khoanh vùng được khoảng 10 web và chạy thường xuyên trên những trang này là đã có được lượng khách hàng tiềm năng lớn rồi. Quá trình sàng lọc vẫn tiếp tục, cho đến khi bạn chọn được web nào phù hợp, và loại bỏ những web không có nhiều tương tác.
Chia ra để chạy trên nhiều chiến dịch khác nhau
Cách quảng cáo GDN tối ưu nhất chạy cùng lúc nhiều ads. Bạn nên chia làm vài nhóm, áp dụng với các tiêu chí khác nhau để quét khách hàng tiềm năng một cách toàn diện nhất.
Ví dụ bạn chạy về thời trang nữ, một số chiến dịch nhỏ bạn có thể nghĩ tới như: hàng mới về, sản phẩm bán chạy nhất, khuyến mãi, xả hàng,…
Giới hạn địa điểm hiển thị
Một trong những lưu ý quan trọng khác là target vị trí người dùng. Cụ thể, bạn chỉ muốn quảng cáo trong một khu vực, tỉnh thành nào đó.
Việc giới hạn, khoanh vùng chạy quảng cáo GDN sẽ tránh gây lãng phí, và hạn chế nhiều trường hợp click nhưng mức độ chuyển đổi không cao. Ví dụ, bạn muốn tập trung vào khách hàng đang sinh sống tại các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội, thì bạn chỉ nên setup chạy ads ở đây thôi.
Setup tần suất hiển thị sao cho phù hợp
Bạn hãy tưởng tượng rằng, nếu đặt mình trong vị trí của khách hàng. Nếu một quảng cáo nào đó liên tục xuất hiện với tần suất dày đặc, đều đó có khiến bạn khó chịu hay không. Trong trường hợp này, thay vì lưu tâm lại hình ảnh tốt đẹp về thương hiệu nào đó, thì nó lại có “tác dụng ngược” khiến khách hàng tiềm năng có ấn tượng xấu về brand, hình ảnh của brand đó.
Bởi vậy, bạn cần setup số lần xuất hiện quảng cáo GDN trên một người nhất định. Thứ nhất, để tránh gây những tác động xấu tới khách hàng của mình. Thứ hai, bạn cũng nên rời bỏ những đối tượng mà đeo bám quá lâu nhưng không đem lại chuyển đổi. Trường hợp này chắc chắn đây không phải khách hàng tiềm năng. Để cài đặt, bạn đi đến phần Cài đặt bổ sung, và vào phần giới hạn tần suất để điều chỉnh sao cho hợp lý nhất.
Một số lưu ý khác về banner quảng cáo
- Banner chạy ads cần đạt được tiêu chuẩn về kích thước như: 728×90, 300×250, 160×600.
- Hình ảnh hiển thị liên quan mật thiết, phù hợp với thông điệp quảng cáo, và phù hợp với thị hiếu khách hàng.
- Banner nên chứa nhiều hình ảnh trực quan hơn là quá nhiều text, sẽ gây nhàm chán và không đem lại hiệu quả.
- Cần bổ sung thêm nút Hành động cho mỗi chiến dịch, mọi quảng cáo đều cần có kết quả là hành động của khách hàng.
Cuối cùng, khi khởi chạy chiến dịch, người thực hiện cần liên tục theo dõi, điều chỉnh ads sao cho phù hợp, bằng cách tăng cường với các nhóm đem lại kết quả tương tác cao, đồng thời loại bỏ nhóm không tiềm năng.
Thêm nữa, bạn cần liên tục cập nhật những chính sách mới từ gã khổng lồ tìm kiếm này, cùng như từ chính thị hiếu khách hàng của mình để đưa ra chiến lược chuẩn nhất, hợp lý nhất. Và tiếp tục trau dồi kiến thức, kinh nghiệm cũng là giải pháp chạy tối ưu cho doanh nghiệp của bạn.
Tổng kết
Nhìn chung, quảng cáo GDN là một phương thức chạy ads đem lại hiệu quả lớn với doanh nghiệp, giúp lan tỏa thương hiệu tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất, cụ thể nhất. Đừng quên, tiếp tục theo dõi thêm các bài chia sẻ mới được cập nhật liên tục trên website.
Admin cho hỏi, mình đang muốn chạy quảng cáo video youtube về mảng thuốc đông y, nhưng k đc phê duyệt – nội dung gây hiểu lầm. Không biết chạy GDN có dễ chạy hơn và GG dễ duyệt bài hơn không ạ ?
Chào anh Tuấn Hồ. Với ngành nghề của anh, khi anh đáp ứng đầy đủ yêu cầu của google, facebook thì họ sẽ duyệt bài cho anh. Với sản phẩm thuốc đông y anh cần đáp ứng những yêu cầu sau:
– Về doanh nghiệp, cần phải có đầy đủ giấy phép kinh doanh
– Về sản phẩm, cần phải có giấy phép do Bộ Y tế cấp
– Về website, fanpage, không chứa từ khóa bị cấm, không chứa lời khẳng định không có chứng cứ, hay các từ mang tính định tính, và cần có tuyên bố miễn trừ trách nhiệm.
Anh vui lòng liên hệ hotline bên em 0985.881.894 để được tư vấn chi tiết nhé. Cảm ơn anh.
mình bên nha khoa muốn tự chạy quảng cáo, không biết cách test quảng cáo như thế nào cho hiệu quả nhất?
LeadUp chào bạn!
Muốn test quảng cáo trước khi chạy chính thức, bạn có thể lập 2 nội dung rồi chạy quảng cáo với cùng một đối tượng. Khi đó bạn sẽ chọn được bài viết có nội dung hay hơn.
Test target liên quan đến các tiêu chí như độ tuổi, giới tính, khu vực…. Chính vì thể để target có hiệu quả, bạn cần phải hiểu rõ được chân dung khách hàng mục tiêu của mình, hiểu được họ muốn gì, cần gì, nhu cầu của họ là gì…..Bạn cũng có thể đặt ra 2 đối tượng để test target trong cùng nội dung để lựa chọn ra đối tượng phù hợp nhất.
Để target đạt được hiệu quả cao nhất, bạn hãy tìm đến các công ty về dịch vụ quảng cáo uy để mang về những kế hoạch chi tiết và phù hợp với sản phẩm của mình.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về chạy quảng cáo, hãy liên hệ với LeadUp theo hotline 0985.881.894 để được tư vấn nhé!