Google Ads hiện tại đang là nền tảng quảng cáo online lớn nhất và được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất ở thời điểm hiện tại vì rất nhiều lợi ích nó đem lại. Tuy nhiên, kinh nghiệm chạy quảng cáo Google Ads thường là thứ mà các doanh nghiệp hiện tại còn thiếu vì thế mà họ không tận dụng được tất cả những lợi ích đó trong việc tối ưu hóa quảng cáo.
Tối ưu hóa quảng cáo Google có thể là công việc khó khăn, nhưng đó chỉ là vào thời điểm bạn mới bắt đầu mà thôi. Công việc tối ưu hóa sẽ rất dễ dàng nếu bạn hiểu được toàn bộ những gì mà Google yêu cầu từ bạn. Và bạn hoàn toàn có thể đạt được điều đó nếu bạn đọc hết bài chia sẻ về kinh nghiệm chạy quảng cáo Google Ads này. Hãy cùng bắt đầu nhé
Bài chia sẻ này sẽ chia thành ba phần chia sẻ kinh nghiệm chạy quảng cáo Google Ads tương đương với những hình thức quảng cáo nổi bật nhất của Google đó là: quảng cáo Google Shopping, quảng cáo Google Tìm kiếm và quảng cáo Google hiển thị.
Hãy đến với phần đầu tiên nào.
Bài viết có gì?
1. Kinh nghiệm chạy quảng cáo Google Ads #1: Quảng cáo Google Shopping
Quảng cáo Google Shopping hiển thị dạng slide ngay dưới thanh tìm kiếm của Google, một số quảng cáo có thể hiển thị cả bên phải của trang kết quả tìm kiếm. Google Shopping được tối ưu hóa cho chuyển đổi bằng cách cho hiển thị trực quan thông tin đầy đủ về sản phẩm trên quảng cáo, bao gồm:
- Hình ảnh sản phẩm
- Tiêu đề sản phẩm
- Giá bán
- Đánh giá
- Giảm giá (nếu có)
- Đơn vị cung cấp
Google Shopping là loại quảng cáo được tối ưu cho chuyển đổi, tuy nhiên nếu không tối ưu hóa đúng cách, chi phí quảng cáo cũng bị đội lên gấp mấy lần, điều mà đôi lúc các doanh nghiệp không thể nào đáp ứng được. Vì thế hãy xem một số cách tối ưu hóa quảng cáo Google Shopping dưới đây nhé.
Tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu quảng cáo Google Merchant Center
Nguồn cấp dữ liệu (Feed) là nơi chứa thông tin sản phẩm theo định dạng mà Google có thể đọc và hiểu. Vì Google Shopping không phải là loại quảng cáo theo từ khóa, nghĩa là bạn không thể lựa chọn những từ khóa mà quảng cáo của bạn sẽ hiển thị mà Google sẽ tự động thu thập thông tin từ nguồn cấp dữ liệu và xác định xem những sản phẩm nào phù hợp với một truy vấn tìm kiếm cụ thể để hiển thị những sản phẩm đó lên danh sách Google Shopping trên trang tìm kiếm. Vì thế mà nguồn cấp dữ liệu rất quan trọng đối với quảng cáo Google Shopping, ngoài ra tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu cũng góp phần làm tăng điểm chất lượng để đảm bảo quảng cáo có hiệu quả tốt hơn.
Vậy nên tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu như thế nào?
Tối ưu tiêu đề sản phẩm
Đầu tiên, bạn phải tối ưu tiêu đề sản phẩm. Nếu bạn muốn Google xác định được sản phẩm bạn đang mô tả thì tiêu để của bạn phải đảm bảo vừa ngắn gọn vừa đầy đủ thông tin. Bạn có thể tối ưu tiêu đề bằng những cách sau:
- Thêm từ khóa chính vào mỗi tiêu đề để đảm bảo quảng cáo Google Shopping được hiển thị khi người dũng truy vấn sản phẩm.
- Sử dụng tên sản phẩm phổ biến nhất nếu sản phẩm có nhiều tên gọi khác nhau
- Thêm các thông tin như thương hiệu, màu sắc, giới tính, kích cỡ,… để quảng cáo của bạn hiển thị cho các từ khóa tìm kiếm chi tiết
- Sắp xếp thông tin quan trọng lên trước, đứng đầu ở tiêu đề.
- Cung cấp thông tin kỹ thuật của sản phẩm.
- Không để độ dài của tiêu đề vượt quá 70 ký tự.
Tối ưu mô tả sản phẩm
Mô tả sản phẩm không phải là phần quan trọng như tiêu đề, nhưng đây cũng là thông tin để nguồn cấp dữ liệu của Google thu thập thông tin và xác định từ khóa nào sẽ phù hợp với mô tả để hiển thị quảng cáo. Dưới đây sẽ là một số cách tối ưu mô tả sản phẩm bạn có thể thử:
- Viết mô tả ngắn gọn, súc tích: Phần mô tả sản phẩm không cần thiết phải dài, bạn chỉ cần đưa đủ thông tin mà người dùng cần biết để mua hàng. Vì thế nên viết mô tả chính xác, rõ ràng và ngắn gọn nhất có thể
- Đưa thêm từ khóa vào mô tả: Ở tiêu đề bạn chỉ nên đặt 1 từ khóa chính, còn ở đây, bạn có thể thoải mái thêm từ khóa liên quan, tất nhiên cũng chỉ một lượng vừa đủ thôi nhé.
- Đưa thông tin cần thiết và quan trọng của sản phẩm nhất lên đầu: Khách hàng sẽ mong muốn có được thông tin nhanh nhất có thể, vì thế hãy đưa những gì khách cần để hiểu thêm về sản phẩm lên đầu nhé.
Tối ưu hình ảnh sản phẩm quảng cáo
Quảng cáo Google Shopping không chỉ hiển thị mỗi thông tin sản phẩm mà còn có các hình ảnh để tượng trưng. Chính vì thế mà nếu bạn có hình ảnh sản phẩm đẹp, bắt mắt sẽ giúp quảng cáo của bạn nổi bật và dễ cạnh tranh hơn so với các đối thủ.
Khi lựa chọn hình ảnh sản phẩm cho quảng cáo Google Shopping, hãy để ý các tiêu chí dưới đây:
- Hình ảnh rõ nét và có độ phân giải cao
- Hình ảnh không chứa text cũng như các thể loại đóng dấu
- Hình ảnh thật, tượng trưng sản phẩm thật ngoài đời
- Hình ảnh trên nền trắng
Có một gợi ý nho nhỏ từ kinh nghiệm chạy quảng cáo Google được chia sẻ bởi chuyên gia, khi bạn sử dụng ảnh cho quảng cáo Google Shopping như sau. Trước khi lựa chọn ảnh, hãy thử lên trang tìm kiếm Google, truy vấn từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn. Hãy xem thử trong các kết quả quảng cáo Google Shopping, các hình ảnh đối thủ bạn đang sử dụng ảnh có nền trắng hay không. Nếu tất cả đối thủ đều đang sử dụng nền trắng, bạn hãy thử đổi màu nền hình ảnh sản phẩm của bạn, chắc chắn quảng cáo bạn sẽ nổi bật hẳn lên so với các quảng cáo khác.
2. Kinh nghiệm chạy quảng cáo Google Ads #2: Quảng cáo Google Tìm Kiếm
Quảng cáo Google Tìm kiếm là hình thức quảng cáo được sử dụng nhiều nhất trong Google Ads. Hầu hết tất cả chiến dịch Google Ads từ mọi doanh nghiệp đều phải có quảng cáo Google Tìm kiếm. Vì thế việc tối ưu hóa quảng cáo Google Tìm kiếm thường rất được nhiều doanh nghiệp quan tâm và tìm hiểu. Hãy cùng xem một số cách tối ưu hóa quảng cáo Google Tìm kiếm nhé.
Tối ưu hóa từ khóa phủ định
Với một chiến dịch quảng cáo tìm kiếm bình thường, việc kết hợp nhiều loại đối sánh từ khóa từ bốn loại chính: Đối sánh rộng ,Đối sánh cụm từ, Đối sánh chính xác và Đối sánh sửa đổi rộng là một điều mà tất cả ai cũng làm. Tuy nhiên ngoài các loại đối sánh trên còn có một loại từ khóa khác, đó là từ khóa phủ định.
Từ khóa phủ định là loại từ khóa ngăn một từ hoặc cụm từ nhất định kích hoạt quảng cáo của bạn. Quảng cáo của bạn sẽ không được hiển thị với bất cứ ai đang tìm kiếm cụm từ này.
Ví dụ, nếu bạn là một doanh nghiệp chuyên về dịch vụ Marketing online và bạn đang chuẩn bị thiết lập chiến dịch Google ads đầu tiên, chắc chắn cụm từ “Marketing online” sẽ luôn đứng đầu danh sách từ khóa, đúng không nào?
Tuy nhiên, hãy thử nghĩ xem cụm từ “Marketing online” đó còn có ý nghĩa gì khác không? Chỉ có hai từ thôi nhưng ý nghĩa của nó rất lớn đấy. Ví dụ như: Công cụ hỗ trợ Marketing online, blog kiến thức Marketing online hay tuyển dụng chuyên viên Marketing Online, vân vân…
Những tìm kiếm trên chắc chắn không hề liên quan đến dịch vụ của bạn phải không nào. Đưa những từ khóa trên vào từ khóa phủ định sẽ đảm bảo quảng cáo của bạn không bao giờ hiển thị cho những truy vấn này. Và vì hiện tại Google Ads vẫn tính phí theo cơ chế CPC – Cost per click nên bạn giảm thiểu được càng nhiều click không có chuyển đổi càng tốt.
Nhắm mục tiêu quảng cáo đúng khách hàng tiềm năng
Một trong những điểm mạnh lớn nhất của Google Ads chính là việc các nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu rất sát với các khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, không phải cứ tự để Google là quảng cáo có thể tự động đến với các khách hàng, việc này phải được chính tay bạn thực hiện.
Dưới đây là một số cách nhắm mục tiêu quảng cáo được các chuyên gia đưa ra từ kinh nghiệm chạy quảng cáo Google của họ:
Nhắm mục tiêu dựa vào vị trí địa lý:
Thường đối với các doanh nghiệp lớn, họ sẽ cho quảng cáo của họ tiếp cận với khách hàng trên cả nước. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp nhỏ, cộng với việc không có đủ kinh nghiệm chạy quảng cáo Google, đây không phải là một phương án tối ưu khi nhắm mục tiêu khách hàng mục tiêu cả nước đồng nghĩa với việc quy mô đối tượng tiềm năng của bạn rất lớn từ đó chi phí quảng cáo cũng sẽ bị đội lên rất nhiều.
Vì vậy, từ các kinh nghiệm chạy quảng cáo Google Tìm Kiếm, các chuyên gia đã đưa ra gợi ý nên tập trung mục tiêu khách hàng trong một vị trí cụ thể với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay Google cũng đã đưa ra một số lựa chọn mới cho việc nhắm mục tiêu khách hàng dựa vào vị trí địa lý như nhắm vị trí nhất định hay lựa chọn bán kính xung quanh doanh nghiệp.
Nếu bạn mới bắt đầu chiến dịch lần đầu, hãy thử nghiệm lựa chọn vị trí cụ thể trước. Ví dụ nếu doanh nghiệp hiện tại của bạn đang hoạt động chủ yếu tại Hà Nội thì với chiến dịch đầu tiên hãy tập trung quảng cáo vào Hà Nội trước. Sau khi có kết quả hãy thử xem khách hàng của bạn thường ở bán kính bao nhiêu xung quanh Hà Nội sau đó dần chuyển sang lựa chọn nhắm mục tiêu quảng cáo theo bán kính.
Nhắm mục tiêu theo ngày giờ
Ngoài nhắm mục tiêu theo vị trí địa lý, bạn cũng có thể lựa chọn quảng cáo hiển thị vào ngày nào trong tuần hoặc giờ nào trong ngày. Lựa chọn này thường sẽ được sử dụng sau những chiến dịch đầu tiên, khi bạn đã có ít nhiều thông tin về quảng cáo của bạn thường được nhấp chuột vào lúc nào.
Bạn có thể thiết lập bằng cách vào trang chủ chiến dịch Google Ads -> Lịch quảng cáo .
Tối ưu hóa giá thầu quảng cáo
Các tùy chọn đặt giá thầu Google rất chi tiết và có nhiều lựa chọn cho phép bạn kiểm soát rất nhiều cách thức và thời điểm bạn đặt giá thầu cho các từ khóa có giá trị nhất cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, vì chiến lược đặt giá thầu của bạn có tác động trực tiếp đến cách phân bổ và chi tiêu ngân sách quảng cáo của bạn, nên rất quan trọng để điều chỉnh cài đặt đặt giá thầu của bạn một cách cẩn thận.
Quay lại với ví dụ ở trên, khi doanh nghiệp bạn đang chủ yếu hoạt động ở Hà Nội, hãy đặt giá thầu cao hơn cho những từ khóa nào có lượt tìm kiếm nhiều hơn ở Hà Nội để đảm bảo những người tìm kiếm này hiện đang ở Hà Nội. Việc này sẽ khiến cho quảng cáo của bạn hiển thị đúng những người có ý định mua hàng cao hơn.
Tối ưu hóa nội dung quảng cáo
Phần cuối cùng cần tối ưu hóa trong quảng cáo Google tìm kiếm chính là nội dung quảng cáo. Đây là phần gần như là quan trọng nhất nếu bạn muốn hoàn thành công việc tối ưu hóa quảng cáo.
Tối ưu hóa văn bản quảng cáo có thể là thách thức đối với nhiều nhà quảng cáo, đặc biệt là những người có chiến dịch lớn có hàng chục nhóm quảng cáo. Tuy nhiên sẽ dễ dàng hơn cho bạn nếu bạn tham khảo một số cách được tổng hợp từ các kinh nghiệm chạy quảng cáo Google của các chuyên gia như sau:
- Luôn luôn bao gồm ít nhất 1 từ khóa trên tiêu đề, mô tả, link quảng cáo
- Luôn luôn đưa ra đặc điểm nổi bật nhất của sản phẩm và đặc biệt là doanh nghiệp.
- Đưa ra các CTA thu hút khách hàng nhưng vẫn phải phù hợp với mục đích. Ví dụ như sử dụng CTA Đăng ký ngay nếu bạn muốn hướng tới việc khách hàng đăng ký nhận thông tin từ doanh nghiệp.
3. Kinh nghiệm chạy quảng cáo Google #3: Quảng cáo Google Hiển Thị
Quảng cáo Google Hiển Thị là hình thức quảng cáo trên mạng lưới hiển thị bao gồm đến khoảng 2 triệu website của Google. Đây cũng là một trong những hình thức quảng cáo phổ biến nhất của Google Ads. Dưới đây sẽ là một số cách tối ưu quảng cáo Google hiển thị bạn nên biết:
Thiết kế quảng cáo Google Hiển Thị đơn giản nhưng thú hút nhất có thể
Có thể sẽ nhiều người không đồng ý với ý kiến này, tuy nhiên từ dữ liệu của Google, thì đến tận 67.5% quảng cáo hiệu quả nhất trên mạng lưới hiển thị chỉ có văn bản nội dung với CTA đơn giản.
Vì thế bạn không cần thiết phải thiết kế ra những hình ảnh cầu kỳ, nhiều màu sắc cho quảng cáo hiển thị. Hãy tập trung vào việc làm sao cho quảng cáo của bạn có đủ những yếu tố cần thiết để thu hút khách hàng như: hình ảnh thật về sản phẩm/ dịch vụ, nội dung đơn giản nhưng đúng như cầu và quan trọng nhất, dễ nhìn.
Luôn luôn trích một phần nhỏ ngân sách quảng cáo để thử nghiệm
Mạng lưới hiển thị của Google có đến hơn 2 triệu website, đồng nghĩa với việc quy mô tiềm năng cũng rất lớn. Ngoài ra, Google rất hay đưa ra những bản cập nhất mới dành cho việc nhắm mục tiêu khách hàng, vì thế nếu bạn không thử nghiệm những cập nhật này, bạn có thể mất đi rất nhiều khách hàng tiềm năng đấy.
Thường thì bạn nên trích ra khoảng từ 10 – 20% ngân sách để thử nghiệm. Ví dụ thử tách nhóm quảng cáo theo các loại nhắm mục tiêu khác nhau như nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh, chủ đề, sở thích và vị trí được quản lý.
Mạng lưới hiển thị rất lớn và gần như không có ai kể cả những chuyên gia có kinh nghiệm chạy quảng cáo Google đến 10 năm cũng không thể bao quát được hết. Vì thế hãy tập trung quảng cáo vào những ngách nhỏ trước rồi lấy dữ liệu từ đó để tạo dựng những chiến dịch lớn hơn.
Trên là những chia sẻ được đúc kết từ nhiều năm kinh nghiệm chạy quảng cáo Google của các chuyên gia quảng cáo. Nếu muốn hoàn toàn làm chủ được quảng cáo Google ads, hãy nghiên cứu chi tiết nhé.
Hoặc đơn giản hơn, tìm đến dịch vụ quảng cáo Google uy tín thì bạn sẽ không phải mất công tối ưu hóa quảng cáo Google mỗi ngày.
Leadup – Đơn vị hơn 5 năm kinh nghiệm chạy quảng cáo Google tại Việt Nam
LeadUp là một trong các thương hiệu tiên phong áp dụng phễu khách hàng trong chạy quảng cáo Google. LeadUp.vn tôn trọng các giá trị cốt lõi:
- Tư vấn tận tâm (kể cả T7,CN và lễ tết)
- Triển khai đa kênh (kết hợp Marketing đa kênh để tận dụng data khách hàng)
- Đo lường thường xuyên (đo lường chi phí và hiệu quả liên tục)
- Báo cáo định kỳ (Báo cáo theo ngày)
- Hiệu quả bền vững, kết hợp SEO để giảm chi phí quảng cáo
Ngoài ra, với hơn 5 năm kinh nghiệm chạy quảng cáo Google cùng với các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể kể đến như: Vinfast, VP Bank, Toyota, Vic Taxi, Nghệ Hoàng Minh Châu Hưng Yên. LeadUp hoàn toàn có thể đảm bảo được độ uy tín của mình.
LedUp đang cung cấp 3 gói dịch vụ quảng cáo gồm: Chiến Dịch, Tăng Trưởng, Đa Kênh linh động. Bạn có thể thoải mái lựa chọn cho phù hợp nhất với ngân sách mà doanh nghiệp đã đề ra.
Nếu muốn được tư vấn về quảng cáo Google Ads, xin vui lòng gọi Hotline: 0985.881.894 (tư vấn miễn phí 60 phút)
Lời kết
Quảng cáo Google là một trong những công cụ rất đắc lực để quảng bá doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất, cần đến rất nhiều năm kinh nghiệm chạy quảng cáo Google. Bài chia sẻ này sẽ giúp bạn không mất quá nhiều thời gian tìm hiểu mà vẫn có thể đạt được thành công với quảng cáo Google.
Chúc bạn thành công!
Mình chạy quảng cáo thời gian đầu xong mình lấy dữ liệu đó viết SEO thì bên bạn có viết luôn được không?
Em chào anh/chị,
Em chưa hiểu rõ ý của anh/chị muốn hỏi. Anh/chị có thể chạy quảng cáo kết hợp SEO để tăng điểm chất lượng từ khóa và giảm tiền quảng cáo. Kết hợp SEO cũng giúp website của mình đón lượng khách tự nhiên phân bố đều quanh năm. Khách hàng sẽ vào bằng SEO -> nguồn khách rẻ, bền, tích dần theo thời gian. Website của mình cũng được đánh giá tốt khi khách vào bằng SEO. Nếu anh/chị cần tư vấn kỹ hơn về chạy Ads kết hợp SEO, anh/chị vui lòng gọi 0985.881.894.
Trân trọng,
thanks, minh cung dang tự chạy google nhưng nhin chung gia thau càng ngay cang dat, ma canh tranhn cao qua. Chạy mò mẫm nửa năm đốt tiền kinh quá :)). Mình có gọi hotline mà nãy máy bận, bên bạn thấy số này gọi lại mình nhé [số điện thoại đã bị ẩn]
Dạ vâng,
Bên em đã liên hệ lại với anh Bình rồi ạ. Bên em đã trao đổi với anh về phương án chạy mới.
Trân trọng,
Mình đang chạy quảng cáo nhưng chi phí click khá đắt, mình có thể giảm đhược cp đó bằng cách nào mà vẫn giữ nguyên được vị trí không?
Tác dụng của từ khóa phủ định là gì em?
LeadUp chào anh ạ!
Từ khóa phủ định là loại từ khóa ngăn chặn một từ hoặc cụm từ nhất định giúp cải thiện tỷ lệ nhấp vào quảng cáo. Khi đã loại bỏ các từ khóa kiên quan sẽ thắt chặt việc thông điệp anh truyền tải trên mẫu quảng cáo có mối liên quan chặt chẽ đến toàn bộ từ khóa quảng cáo. Bên cạnh đó sẽ tiết kiệm được chi phí và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Nếu anh đang gặp khó khăn trong việc phủ định từ khóa để tối ưu quảng cáo, hãy liên hệ tới hotline 0985.881.894 để được hỗ trợ nhé